Wednesday 9 February 2011

Viem gan sieu vi B va viec dung vaccin du phong

Số lượt xem: 139
Gửi lúc 09:49' 12/07/2010

Viêm gan siêu vi B và việc dùng vaccin dự phòng

Virut viêm gan B (VGB) có thể truyền từ người này sang người khác bằng đường máu như tiêm chích, truyền máu, qua các vết xước trên da, niêm mạc (thường có ở môi, lưỡi, lợi) hoặc qua đường tình dục (qua vết xước, qua tinh dịch, dịch tiết âm đạo) hoặc theo các đường bài tiết (mồ hôi, nước bọt, nước mắt). Chỉ cần lấy 5ml máu hoặc tinh dịch có chứa virut VGB hoà lẫn vào trong 100.000 lít nước và lấy 1ml "dung dịch" đã được pha loãng này tiêm cho súc vật thì súc vật đó chắc chắn bị nhiễm virut VGB. Điều này chứng tỏ virut VGB có độ lây nhiễm rất lớn.

Để phòng bệnh, cần tiêm vaccin VGB  nhưng cần chú ý chia ra 4 trường hợp:

+Trường hợp thứ nhất: Phụ nữ có khoảng 5-17% bị nhiễm virut VGB mạn, 10-16% nhiễm virut VGB dạng nguy cơ cao. 70-90% trẻ sinh ra từ các phụ nữ bị nhiễm virut VGB (nhất là ở dạng  nguy cơ cao) thường bị nhiễm mầm bệnh qua đường bú. Vì vậy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần phải tiêm  vaccin viêm gan B và tiêm càng sớm càng tốt.

 Cấu tạo của gan.

+ Trường hợp thứ hai: Người chưa bị nhiễm virut VGB, hoặc có thể bị nhiễm virut VGB nhưng chưa tạo được miễn dịch tự nhiên được gọi là "người dễ nhạy cảm" với virut VGB cần phải tiêm vaccin VGB  để chủ động tạo ra miễn dịch.

 + Trường hợp thứ ba: Người đã bị nhiễm virut VGB, đã phát thành bệnh cấp tính (có triệu chứng lâm sàng rõ) nhưng đã chữa  khỏi thì đã có miễn dịch suốt đời, không cần tiêm vaccin VGB vì tiêm không có thêm lợi gì (tuy rằng không gây hại).

 +Trường hợp thứ tư: Người đã bị nhiễm virut VGB nhưng ở dạng mạn, nghĩa là bản thân người đó đã có "khả năng tự miễn dịch" không nhất thiết phải  tiêm, nhưng nếu tiêm vaccin VGB thì chỉ có ý nghĩa như một mũi tiêm nhắc lại để tăng cường thêm khả năng miễn dịch mà thôi.

 Trường hợp thứ nhất (cần phải tiêm) và trường hợp thứ ba (không cần phải tiêm) thì đã rõ ràng, không cần phải thử test. Hai trường hợp thứ hai và thứ tư còn lại, trước khi quyết định tiêm hay không phải thử test (vì không thể bằng mắt thường mà xác định được họ có bị nhiễm virut VGB hay không, đã có "khả năng miễn dịch tự nhiên"  hay chưa?).

 Trước đây, vaccin VGB chế  tạo từ máu, nhưng do tính an toàn của các sản phẩm chế từ máu không cao nên ngày nay người ta chế tạo từ gen theo công nghệ sinh học. Vaccin này có hiệu quả rất cao 98-100%.

Để đảm bảo vaccin có hiệu quả phải bảo quản chúng ở nhiệt độ 2-80C nhưng không đông lạnh. Phải tiêm vaccin đủ 3 mũi, đủ liều và phải cách nhau đúng thời gian qui định: mũi thứ hai (ký hiệu là 1) cách mũi đầu (ký hiệu là 0) 1 tháng, mũi thứ ba (ký hiệu là 6) cách mũi thứ hai là 6 tháng. Để dễ nhớ người ta ghi công thức là 0-1-6. Trong trường hợp có nguy cơ cao cần phải ngăn chặn kịp thời thì tiêm theo công thức 0-1-2 nghĩa là mũi sau cách mũi trước đó 1 tháng.

 Có khoảng 10-25% dân số (tùy vùng) ở châu Á (trong đó có Việt Nam) nhiễm virut VGB. Từ đó có thể tính ra con số khổng lồ người bị nhiễm virut VGB trên thế giới. Tuy nhiên không nên hoang mang. Một nghiên cứu ở Việt Nam (1990) chỉ ra rằng, cứ 100.000 dân  mới có 11 trường hợp bị mắc bệnh viêm gan siêu vi trong đó có khoảng 26% bị mắc  bệnh viêm gan siêu vi B. Như vậy bản thân con người có khả năng miễn dịch tự nhiên với virut VGB. Nếu ta biết giữ gìn sức khoẻ (ăn uống đầy đủ, không nghiện rượu,  không sống, làm việc trong các môi trường có các chất độc hại cho gan) thì sức đề kháng  mạnh, có "khả nặng miễn dịch tự nhiên" tốt, tránh  được bệnh viêm gan siêu vi B. Nhưng nếu ta tiêm vaccin tạo ra miễn dịch chủ động thì việc phòng bệnh c òn chắc chắn hơn nữa. Cần thử test và tiêm phòng vaccin VGB khi ơ trong diện cần phải tiêm.   

                                                                                                                                                                    &nb sp;                                             DS. Hồ Hạnh Lâm


Bản gốc: Sức khỏe số - Viêm gan siêu vi B và việc dùng vaccin dự phòng

No comments:

Post a Comment