Sunday 20 February 2011

Tu dien thuoc S

Số lượt xem: 522
Gửi lúc 22:40' 02/02/2010

Từ điển thuốc S

Danh mục từ điển thuốc S

>>    Từ điển thuốc

S

SALBUTAMOL

là thuốc giãn phế quản dùng điều trị bệnh suyễn, viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Do Salbutamol cũng làm giãn cơ của thân tử cung, nên được dùng để ngừa sinh non.

SALICYLATE

Là nhóm thuốc kháng viêm, hạ sốt và giảm đau, gồm ASA (Acetylsalicylate Acid), Benoxylate và Sodium salicylate.

Dùng quá liều loại thuốc này gây ngộ độc salicylate, thể hiện bằng tăng thông khí, ù tai, điếc, đổ mồ hôi, xuất huyết bất thường, rối loạn sinh hoá và trong trường hợp nặng bị co giật và hôn mê.

Acid salicylique

Là thuốc làm bong chất sừng ( thuốc làm lỏng và bong lớp ngoài của da). Acid salicylique dùng điều trị bệnh da như viêm da, chàm, vẩy nến, gàu, vẩy cá, mụn trứng cá, mụn cóc av2 bệnh chai da. Acid salicylique cókhi dùng để điều trị bệnh nhiễm nấm.

Acid salicylique có thể gây viêm và loét da nếu dùng ở dạng thoa trong một thời gian dài trong một vùng rộng.

SALINE

Là từ có nghĩa là mặn hoặc liên quan đến muối (sodium chloride). Các dung dịch này có cùng nồng độ muối như các dịch cơ thể được gọi là saline bình thường hoặc sinh lý.

Saline bình thường có thể được truyền tĩnh mạch với một lượng lớn để thay thế cho dịch cơ thể trong trường hợp bị  mất nứơc, đôi khi nó được dùng như một lượng nhỏ để pha thuốc tiêm. Normal Saline có trong dịch của thấu kính rất giống với nước mắt tự nhiên.

SCOPOLAMINE

Thuốc kháng cholin , có tác dụng chống co thắt trên ruột  và bàng quang. Scopolamine còn dùng chống say tàu xe.

Tác dụng phụ

Có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mịeng, buồn ngủ, nhìn mờ.

SECOBARBITAL

Thuốc ngủ nhóm barbiturate, có tác dụng nhanh và ngắn. Ít khi sử dụng vì dễ gây nghiện.

SELAGILINE

Thuốc trị bệnh   Parkinson, làm chậm lại quá trình thoái hoá  Dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Selegiline  có tương đối ít tác dụng phụ, và có thể dùng sớm cho người bị Parkinson. Thuốc có hiệu quả tót đối với những trường hợp nặng hơn, giúp tăng hoạt tính của levodopa.

SELENIUM

Chất vi lượng giúp bảo tồn tính đàn hồi của các mô trong cơ thể, có nhiều trong thịt, cá, ngũ cốc, sản phẩm sữa. Lượng Selenium trong rau cải tuỳ thuộc vào lượng muối khoáng trong đất.

Thiếu và thừa

Thiếu hay thừa đều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Quá thừa Selenium có thể làm hơi thở và nước tiểu có mùi tỏi, làm tóc đổi màu đỏ, cam hoặc rụng tóc. Một số hợp chất có selenium có thể gây kích ứng da hoặc đường hô hấp  nếu hít phải. Vấn đề lượng selenium trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh tim vẫn chưa được xác minh.

Trong y khoa

Selenium thường là một thành phần trong một số sinh tố và muối khoáng. Selenium Sulphide đường dùng trong một số dầu gội đầu chống gàu.

SODIUM BICARBONATE

Là một thuốc kháng acid dùng để giảm các triệu chứng khó tiêu đau rát do loét dạ dày.

Tác dụng phụ

Sodium Bicarbonate thường gây tức bụng và ợ hơi, dùng lâu ngày có thể bị phù mắt cá chân ,vọp bẻ, mệt, yếu, buồn nôn và ói. Không nên dùng Sodium Bicarbonate khi có suy tim hoặc tiền sử bệnh thận.

SODIUM CROMOGLYCATE

Là thuốc điều trị một số bệnh như suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, dị ứng và dị ứng thức ăn.

Sodium Cromoglycate thường dụng ở dạng thuốc bơm hơi để điều trị các cơn suyễn  nhẹ hoặc vừa ở trẻ em, điều trị bệnh hen suyễn ở người lớn, bệnh hen do vận động hoặc trời lạnh, thuốc này có tác dụng chậm, dùng 4 tuần mới có tác dụng kháng histamin. Khi dùng thuốc có thể giảm liều các thuốc khác trong điều trị cắt cơn.

Sodium Cromoglycate không hiệu quả trong điều trị cơn hen cấp.

Sodium Cromoglycate ức chế giải phóng histamin (một hoá chất được giải phóng vào cơ thể khi có phản ứng dị ứng).

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường nhẹ, ít khi phải ngưng thuốc.

-          Các triệu chứng ho và thở rít lúc hít hơi thuốc có thể ngăn  ngừa bằng thuốc giãn phế quản.

-          Tránh kích thích ở họng bằng cách súc miệng với nước sau khi hít hơi nước.

SODIUM SALICYLATE

Là thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau nhẹ ở cơ xương và giảm viêm, có tác dụng phụ như ASA và các thuốc salycylate khác.

SPIRONOLACTONE

Là thuốc lợi tiểu giữ lại Kali, dùng kết hợp với thiazide và thuốc lợi tiểu quai để điều trị cao huyết áp và phù (ứ dịch trong mô).

Tác dụng phụ

Spironolactone có thể gây tê, yếu, buồn nô và ói. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là tiêu chảy, ngủ lịm, bất lực, phát ban, rối loạn kinh nguyệt. Liều cao Spironolactone có thể làm to vú ở đàn ông.

STEROID ĐỒNG HOÁ

Thuốc thông dụng

Namdrolone, Stanozolone.

Là thuốc có tác dụng đồng hoá (tạo Protein) giống như testosterone và các nội tiết tố namkhác.

Thuốc steroid đồng hoá giống tác dụng đồng hoá của testosteron, tạo mô, làm chống phục hồi cơ sau chấn thương và làm vững chắc xương.

Thuốc này dùng để điều trị thiếu máu và chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Lạm dụng thuốc

Các vận động viên lạm dụng steroid đồng hoá để làm tăng thêm sức mạnh và sự chịu đựng, điều này có nguy cơ cho sức khoẻ.

Tác dụng phụ

Nổi mụn trứng cá, phù, tổn thương gan, tuyến thượng thận, vô sinh, bất lực ở đàn ông và nam tính hoá ở phụ nữ.

STREPTOKINASE

Là thuốc dùng làm tan cục máu trong nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi, có tác dụng nhanh, có hiệu quả tốt làm tan cục máu mới đông.

Thêm Streptokinase ở giai đoạn sớm của  nhồi máu cơ tim sẽ hạn chế các tổn thương của cơ tim.

Điều trị bằng Streptokinase cần phải được giám sát chặt chẽ vì thuốc dễ gây dị ứng và chảy máu nhiều.

Tác dụng phụ

Phát ban, sốt, thở khò khè, loạn nhịp tim.

STREPTOMYCIN

Là loại kháng sinh dùng điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn như lao, dịch hạch,  đôi khi được dùng  phối hợp với pennicilline  để điều trị bệnh viêm nội tâm mạc.

Được khám phá trong thập niên 1940, Streptomycin là loại thuốc đầu tiên có tác dụng điều trị bệnh lao, thỉnh thoàng vẫn được còn được dùng để điều trị các dòng vi khuẩn kháng thuốc gây bệnh này.

Tác dụng phụ

Streptomycin làm tổn hại thần kinh của tai trong, mất thăng bằng, choáng váng, ú tai và điếc.

Làm tê mặt,  cảm giác ngứa ra ở bàn tay, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn và ói.

SUCRALFATE

Thuốc làm lành ổ loét dùng điều trị loét dạ dày. Thuốc tạo thành một lớp bảo vệ ở bề mặt ổ loét dạ dày tá tràng tránh khỏi tác động của dịch tiêu hoá giúp làm lành ổ loét.

Không dùng các thuốc kháng acid  cùng lúc với Sucralfate vì sẽ làm giảm hiệu quả.

Tác dụng phụ

Táo bón, đau bụng. Sucralfate có thể cản trở sự hấp thu một số thuốc  như nhóm tetracylline và digoxin. Ngoài ra, điều trị lâu dài với Sucralfate  có thể làm hấp thu của một số sinh tố.

SULFACETAMIDE

Một loại Sulfacetamide dùng điều trị  viêm kết mạc, đôi khi để phòng ngừa sau một tổn thương mắt hoặc sau mổ lấy thuỷ tinh thể.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ làm ngứa, đỏ mắt, sưng mí mắt.

SULFADIAZINE BẠC

Là một chất sát khuẩn dạng kem để ngừa nhiễm trùng vết phỏng, chất bạc trong thuốc có tác dụng sát khuẩn và nó có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn và men.

Tác dụng phụ

Thường gặp là gây kích thích da khiến khó phân biệt với vết phỏng thực sự.

SULFAMETHOXAZOLE

Một loại Sulfacetamide dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, viêm tai, viêm kết mạc. Kết hợp với một số thuốc kháng sinh khác như Trimethoprim được dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp, viêm dạ dày, ruột, lậu.

Thuốc có thời gian tác dụng dài, nên uống  nhiều nước vì thuốc  có thể tạo thành các tinh thể trong nước tiểu và gây sỏi đường tiểu.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể làm buồn nôn và chán ăn.

SULFINPYRAZONE

Thuốc điều trị bệnh Gout (thống phong) một dạng viêm khớp do acid uric tăng cao trong máu. Thuốc không làm giảm triệu chứng bệnh nhưng làm giảm bớt các cơn bệnh.

Thuốc làm giảm acid uric trong máu (gây ra do tác dụng phụ của một số thuốc như  lợi tiểu (thiazide) và một số thuốc chống ung thư). Sulfinpyrazone làm giảm lượng acid uric trong máu bằng cách tăng lượng bài tiết ra nước tiểu.

Tác dụng phụ

Nôn, nhức đầu, đỏ da, ngứa, khò khè, khó thở, buồn nôn.

SULFISOXAZOLE

Thuốc dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu thấp (bàng quang ) mà không ảnh hưởng đến thận.  Sulfisoxazole hấp thụ nhanh và thời gian hoạt động  ngắn, được dùng 4 đến 6 lần trong một ngày.

Tác dụng phụ

Buồn nôn và chán ăn.

SULFURE (LƯU HUỲNH)

Là một chất vô cơ quan trọng cho cơ thể. Lưu huỳnh là một thành phần của sinh tố B1  và nhiều acid amin. Đặc biệt, lưu huỳnh cần thiết cho sự sản xuất keo (giúp tạo xương, gân, mô liên kết) và keratin (thành phần chủ yếu của lông, da và móng).

Trong y khoa, lưu huỳnh được sử dụng trong một số thuốc mỡ, kem, thuốc bôi ngoài da để điều trị một số bệnh như mụn rộp, trứng cá, gầ, ghẻ ngứa, nhiễm nấm, viêm da do tiếp xúc.

SULINDAC

Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm đau, điều trị viêm khớp xương khớp, viêm khớp dạng thấp và thống phong.

Tác dụng phụ

Thường gặp, buồn nôn, đau bụng, táo bón.


Bản gốc: Sức khỏe số - Từ điển thuốc S

No comments:

Post a Comment