Saturday 19 February 2011

Cach cham soc tre bi tang dong giam chu y

Số lượt xem: 386
Gửi lúc 14:12' 07/04/2010

Cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý

Con tôi năm nay học lớp 3, trong lớp cháu hay nói chuyện, không chú ý nghe cô giáo giảng bài nên kết quả học tập không cao. Tôi theo dõi cháu ở nhà cũng thấy cháu rất nghịch, dường như không cảm thấy mệt và cháu lại ngủ ít. Tôi đã cho cháu đi khám và bác sĩ nói cháu bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tôi rất buồn và không biết phải làm gì để chữa được căn bệnh này cho con?

Con tôi năm nay học lớp 3, trong lớp cháu hay nói chuyện, không chú ý nghe cô giáo giảng bài nên kết quả học tập không cao. Tôi theo dõi cháu ở nhà cũng thấy cháu rất nghịch, dường như không cảm thấy mệt và cháu lại ngủ ít. Tôi đã cho cháu đi khám và bác sĩ nói cháu bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tôi rất buồn và không biết phải làm gì để chữa được căn bệnh này cho con?

Hoàng Hải Hà  (Vũng Tàu)

Rối loạn tăng động giảm chú ý chiếm khoảng 10% trẻ đến khám tâm lý, nam nhiều hơn nữ. Đây là những rối loạn chú ý và khả năng tự kiềm chế bẩm sinh chứ không phải lỗi của trẻ. Tuy nhiên, hậu quả của nó khi trẻ còn nhỏ là bị bạn bè xa lánh, bị cô lập, kết quả học tập kém, bị thầy cô trách mắng, bị lưu ban... Khi lớn lên có thể là một nhân cách chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, đua xe, phạm pháp... nếu trẻ không được quan tâm và có chiến lược điều trị đúng. Để giúp đỡ trẻ có những tiến triển tốt thì điều quan trọng nhất là phụ thuộc nhất vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường nơi trẻ học tập. Bạn là mẹ của cháu, bạn nên dũng cảm và có những hành động cụ thể dành cho con, như khuyến khích hoặc khen ngợi khi cháu có thể tập trung vì điều này giúp cháu định hình hành vi và giảm thiểu sự tăng hoạt của cháu. Bạn không nên đưa ra những hình phạt và nên thảo luận vấn đề của con với giáo viên chủ nhiệm để họ giúp đỡ hay tận dụng những khoảng thời gian cháu chú ý, tập trung trong lớp để động viên cháu, có thể cho cháu ngồi bàn đầu để giảm thiểu sự phân tán tư tưởng của cháu do bị cô giáo quan sát nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên cho cháu chơi một môn thể thao mà cháu thích như bơi lội, bóng đá, võ thuật... để giảm thiểu sự dư thừa năng lượng. Và điều cần thiết là bạn đừng bao giờ để cháu bị thiếu thốn tình cảm của cả cha và mẹ, tránh để cháu bị tổn thương tinh thần. Tăng động giảm chú ý là một hội chứng bệnh lý, bạn đã cho con đi khám, nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị thì bạn cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đều đặn và kiên trì các liệu pháp tâm lý để giúp cháu học tập tốt hơn, có thể thực hiện được những hoạt động như trẻ bình thường.


Bản gốc: Sức khỏe số - Cách chăm sóc trẻ bị tăng động giảm chú ý

No comments:

Post a Comment